Nghề đầu bếp trong năm 2024: Tất cả những điều bạn cần biết
- 13/01/2023
- Đăng bởi: Học viện AZ
- Mục: Kiến thức ngành bếp
Nghề đầu bếp được xem là nghề có nhiều cơ hội phát triển ở trong nước và quốc tế bởi nhu cầu của thị trường ngày càng lớn. Nếu bạn là người mới tìm hiểu và muốn có cái nhìn tổng quan về ngành nghề thú vị này thì đây là bài viết dành cho bạn.
01. Tầm quan trọng của người làm nghề đầu bếp
Người đầu bếp có vai trò quan trọng đối với các nhà hàng, khách sạn hay cơ sở nấu ăn. Họ là người sở hữu lượng kiến thức phong phú về ẩm thực và kỹ thuật chế biến xuất sắc. Người theo nghề đầu bếp sẽ chịu trách nhiệm trong khâu chuẩn bị, chế biến và trang trí món ăn.
02.Tiêu chuẩn, yêu cầu để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp
Để theo nghề đầu bếp, người học phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm, cụ thể như:
Kiến thức
Bạn cần trang bị kiến thức ẩm thực trong nước và quốc tế, văn hóa vùng miền, công thức và cách chế biến của từng loại món ăn. Ngoài ra, bạn cần hiểu sự khác nhau về gu ẩm thực của các thực khách theo vùng miền, ý nghĩa của từng món ăn để có thể giới thiệu chúng đến các khách hàng.
Ham học hỏi
Một trong những tiêu chuẩn cần có khác ở người đầu bếp là tinh thần ham học hỏi bởi đây là nghề có tỉ lệ cạnh tranh cao và áp lực lớn. Bạn phải liên tục học hỏi để cập nhật các kiến thức mới về món ăn, công nghệ chế biến mới trên thế giới.
Kỹ năng sáng tạo
Nếu người đầu bếp chỉ nấu ăn theo công thức được học thì chưa đủ. Bạn cần có kỹ năng sáng tạo trong công thức nấu, kỹ thuật chế biến lẫn cách trình bày để có thể mang đến cho khách hàng các món ăn độc đáo và mang dấu ấn cá nhân.
Kỹ năng tổ chức và quản lý công việc
Quản lý và tổ chức là những kỹ năng buộc phải có ở người đầu bếp. Là một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn phải làm việc dưới áp lực lớn vì vậy khả năng điều phối và sắp xếp công việc tốt sẽ giúp các đầu bếp hoàn thành món ăn theo đúng thời gian quy định mà vẫn giữ được chất lượng.
Kỹ năng lập kế hoạch
Kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp bạn sắp xếp quy trình chế biến một cách trôi chảy nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của món ăn. Kỹ năng lập kế hoạch sẽ càng cần thiết nếu bạn có mục tiêu trở thành bếp trưởng.
Kỹ năng quản lý tài chính
Khi nấu ăn, ngoài việc nỗ lực để nấu thật ngon, bạn cần có kỹ năng quản lý tài chính tốt. Với kỹ năng quản lý tài chính, bạn có thể kiểm soát được chi phí nguyên liệu để có thể giảm giá thành món ăn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
03. Phân loại và mô tả các vị trí trong nghề đầu bếp
Để có thể hoàn thành xuất sắc món ăn, các nhà hàng cần đến một đội ngũ đầu bếp có tay nghề cao và các vị trí hỗ trợ khác. AZ Careers & Training mời bạn tìm hiểu chi tiết các vị trí trong nghề bếp:
Bếp trưởng điều hành (Executive Chef)
Bếp trưởng điều hành có vai trò giám sát, chỉ đạo tổng quát các bộ phận khác đồng thời cũng là người đặt ra các tiêu chuẩn, công thức cho từng món ăn trong thực đơn. Tổng bếp trưởng cũng sẽ là người hướng dẫn quy trình làm việc và quản lý chất lượng thành phẩm của toàn bộ phận bếp.
Trợ lý của bếp trưởng điều hành (Secretary to Executive Chef)
Trợ lý bếp trưởng điều hành sẽ giúp bếp trưởng điều phối các hoạt động trong khu vực bếp và quản lý các nhân viên trong bếp. Trợ lý bếp trưởng cũng cần có các kiến thức về kỹ thuật nấu ăn, quy trình, nguyên tắc trong chế biến. Họ cũng là người có khả năng quản lý thời gian và đào tạo để hỗ trợ nhân viên bếp.
Bếp trưởng bộ phận (Head Chef)
Bếp trưởng bộ phận sẽ chịu trách nhiệm cho một khu bếp nhất định trong nhà hàng hoặc họ cũng có thể thay mặt bếp trưởng quán xuyến công việc. Để đảm nhận vị trí này, bếp trưởng bộ phận cần có chuyên môn vững để giám sát việc nấu nướng, lên danh sách đơn hàng, quản lý nhân viên.
Bếp phó (Sous Chef)
Bếp phó là người phụ trách việc chuẩn bị, chế biến, trình bày các món ăn. Họ cũng giúp bếp trưởng trong việc quản lý nhân viên bếp, quản lý nguyên liệu và các thiết bị của nhà hàng. Tùy theo nhà hàng mà bếp phó có thể được giao công việc riêng hoặc theo sự chỉ đạo của bếp trưởng.
Tổ trưởng tổ bếp (Station Chef)
Tổ trưởng tổ bếp là người chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn nhân viên trong tổ bếp và đảm bảo được các nhân viên đều tuân thủ những tiêu chuẩn trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Họ cũng có thể giúp bếp trưởng quản lý nguyên liệu và thiết bị của nhà hàng. Ở các nhà hàng lớn, tổ trưởng tổ bếp còn được chia thành nhiều nhánh khác nhau, cụ thể như sau:
- Sauce Chef (Tổ trưởng nhóm nước sốt): Tổ trưởng nhóm nước sốt sẽ chịu trách nhiệm về công thức của các loại nước sốt, nước thịt đi kèm các món ăn. Họ sẽ báo cáo trực tiếp cho Bếp chính hoặc Bếp phó.
- Butcher Chef (Tổ trưởng nhóm thịt): Tổ trưởng nhóm thịt sẽ phụ trách chuẩn bị thịt và chuyển thịt đến các nhóm bếp cần nguyên liệu này. Khi nhà hàng thiếu nhân sự, họ cũng có thể hỗ trợ chế biến thịt.
- Fish Chef (Tổ trưởng nhóm cá): Tổ trưởng nhóm cá có vai trò chuẩn bị cá và hải sản. Ở các nhà hàng có quy mô nhỏ, Butcher Chef có thể đảm nhận vai trò của Fish Chef.
- Roast Chef ( Tổ trưởng nhóm nướng trong lò): Tổ trưởng nhóm nướng trong lò sẽ phụ trách các món nướng trong lò, các món thịt khô, thịt quay.
- Grill Chef (Tổ trưởng nhóm nướng trên lửa): Khác với Roast Chef, Grill Chef chuyên chuẩn bị các loại thức ăn trên vỉ nướng.
- Fry Chef (Tổ trưởng nhóm chiên): Tổ trưởng nhóm chiên sẽ chuyên phụ trách các món chiên.
- Pantry Chef (Tổ trưởng nhóm món lạnh): Người phụ trách vị trí này sẽ chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị các món ăn lạnh như salad, các món gỏi, cuốn.
- Pastry Chef (Tổ trưởng nhóm bánh): Pastry Chef trong các nhà hàng sẽ phụ trách tất cả các loại bánh ngọt và món tráng miệng.
- Chef de Tournant (Đầu bếp cơ động): Ở vị trí này, người đảm nhận không có một công việc cụ thể mà sẽ được phân công nhiệm vụ khi cần tại các bộ phận khác nhau trong bếp.
- Vegetable Chef (Tổ trưởng nhóm rau): Tổ trưởng ở vị trí này sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị rau, súp, tinh bột và trứng. Ở các nhà bếp lớn hơn, vai trò này có thể chia thành Potager (người phụ trách nấu súp) và Legumier (người phụ trách chuẩn bị tất cả các loại rau).
Tổ phó tổ bếp (Demi Chef)
Tổ phó tổ bếp có vai trò kiểm tra món ăn nhằm đảm bảo thành phẩm được chế biến đúng quy trình, công thức, đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng, thẩm mỹ. Tổ phó tổ bếp cũng chịu trách nhiệm về vệ sinh khu vực bếp, quản lý tài sản trong bếp, hỗ trợ giám sát và điều hành công việc cho tổ trưởng tổ bếp.
Nhân viên bếp (Junior Chef)
Nhân viên bếp sẽ là người trực tiếp thực hiện các công việc hàng ngày của bộ phận bếp như sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh khu vực và chế biến món ăn. Nhân viên bếp sẽ làm việc dưới sự điều phối của tổ trưởng tổ bếp.
Phụ bếp (Kitchen Porter)
Phụ bếp sẽ chuẩn bị và vệ sinh dụng cụ, sơ chế nguyên liệu. Đây là vị trí khá đơn giản và cần phụ bếp phải trau dồi tay nghề lẫn kiến thức rất nhiều để trở thành đầu bếp.
Nhân viên rửa chén bát (Dishwasher)
Nhân viên rửa chén bát sẽ là người dọn dẹp và vệ sinh các vật dụng trong khu vực bếp, phân loại và sắp xếp vào đúng vị trí cần thiết và bảo vệ các vật dụng không bị trầy xước, sứt mẻ hoặc đổ vỡ.
Bồi bàn hay Nhân viên phục vụ bàn (Waiter/Waitress)
Nhân viên phục vụ sẽ là người tương tác trực tiếp với khách hàng. Họ sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và giới thiệu các món ăn đến cho khách. Bồi bàn cũng là người giúp khách hàng cảm nhận được chất lượng dịch vụ, chất lượng tại nhà hàng.
Trưởng nhóm tạp vụ bếp (Chief Steward)
Ở vị trí này, trưởng tạp vụ bếp sẽ giám sát hoạt động hàng ngày của tổ tạp vụ nhằm đảm bảo các khu vực trong bếp đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh của thương hiệu và các chính sách của địa phương.
Trợ lý tạp vụ Bếp (Assistant Chief/Steward/Steward Supervisor)
Trợ lý tạp vụ bếp sẽ hỗ trợ trưởng tạp vụ trong việc quản lý, chia ca đội nhân viên tạp vụ, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trong việc vệ sinh các khu vực trong nhà ăn, khu vực bếp, khu vực nhà hàng.
Tổ trưởng bộ phận tạp vụ (Steward Captain)
Tổ trưởng tổ tạp vụ sẽ giám sát công tác chuẩn bị các nguyên vật liệu, trang thiết bị bếp trước khi các đầu bếp sử dụng, quản lý việc tiếp nhận và lưu trữ hàng hoá của bếp, giám sát việc vệ sinh và bảo quản các cơ sở, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ.
Nhân viên tạp vụ (Stewarding)
Nhân viên tạp vụ trong nhà hàng sẽ là người trực tiếp vệ sinh môi trường làm việc của các đầu bếp. Họ sẽ giúp nhà hàng duy trì một môi trường làm việc an toàn.
04. Nghề đầu bếp có tương lai không ? Tiềm năng phát triển của ngành bếp ?
Câu trả lời đơn giản là có !
Hiện nay tại Việt Nam, đầu bếp là một trong những nghề nghiệp dễ dàng tìm kiếm cơ hội thực tập và định cư nước ngoài ở các quốc gia Canada, Úc, Mỹ, Châu Âu. Ví dụ, theo báo Thanh Niên đưa tin, ông Demetrios Jim Rigogiannis chia sẻ riêng thành phố Melbourne (Úc) hiện đang cần hơn 2.000 đầu bếp.
Ngoài ra, số nhân sự làm việc trong lĩnh vực bếp tại Úc tăng nhanh trong 5 năm vừa qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 5 năm tới. Mức tăng sẽ dao động từ 94.400 người năm 2020 đến 112.700 người vào năm 2025 với mức lương từ 60.000 đô la Úc/năm trở lên đối với những người thạo tiếng Anh và tay nghề.
Hiện tại, Úc vẫn đang còn là đất nước thiếu hụt nhân lực ngành bếp. Nhiều nhà hàng buộc phải đóng cửa vì không có nhân viên làm việc. Ông Jim Rigogiannis dự đoán đây sẽ là cơ hội nghề nghiệp lớn cho các nguồn lao động nhập cư Việt Nam.
Ngoài ra, nếu bạn muốn làm việc trong nước thì nghề đầu bếp là một trong những ngành hot tại Việt Nam hiện nay, bởi du lịch, ẩm thực Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Các nhà hàng, khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng đang ngày càng mở rộng quy mô, nhu cầu về đầu bếp chuyên nghiệp càng tăng cao.
Ngoài ra, với sự phát triển của internet và mạng xã hội, nghề đầu bếp được nhiều người quan tâm và đánh giá cao. Các chương trình ẩm thực trên truyền hình, hay YouTube, Facebook, Tiktok luôn thu hút sự chú ý lớn từ khách hàng, người tiêu dùng
Điểm đặc biệt của nghề đầu bếp tại Việt Nam là sự đa dạng và phong phú của ẩm thực địa phương. Từ Bắc vào Nam, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng về ẩm thực. Do đó, việc học hỏi và nghiên cứu các món ăn của từng vùng miền khác sẽ giúp cho đầu bếp có nhiều cơ hội phát triển và tạo nên thế mạnh riêng của từng đầu bếp
Với những yếu tố trên, nghề đầu bếp tại Việt Nam đang có sự phát triển rất tốt và có tiềm năng rất lớn trong tương lai.
Tham khảo các bài viết về nghề đầu bếp quốc tế :
- Làm nghề bếp tại Mỹ : Tại sao không ?
- Nghề làm bánh tại Úc : Cơ hội định cư cao với thu nhập cực hấp dẫn
- Nghề đầu bếp tại Canada : Rất tiềm năng để lấy thường trú nhân
05. Các nhà hàng và khách sạn nổi tiếng, uy tín trong nước và quốc tế mà bạn có thể làm việc
Nếu sở hữu kỹ năng chuyên môn xuất sắc trong nghề đầu bếp, bạn có thể làm việc tại các khách sạn nổi tiếng, uy tín sau:
Marriott International
Đây là một trong những tập đoàn khách sạn lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, khách sạn này còn là Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới hiện nay với số khách sạn lên đến 6.500 bên cạnh có có khu nghỉ dưỡng và condotel và hơn 1.2 triệu phòng có mặt tại 127 quốc gia.
Khách sạn InterContinental Hotels Group (IHG)
InterContinental Hotels Group cũng là một trong chuỗi khách sạn lớn nhất Việt Nam và có trụ sở tại Denham, Vương Quốc Anh. Hiện tại, quy mô của IHG lên đến 710.295 phòng và có mặt trên 100 quốc gia.
Accor Hotels
Accor Hotels là một trong các chuỗi khách sạn lớn có trụ sở tại tòa nhà Immeuble Odyssey Quận 13 thủ đô Paris của Pháp.Accor Hotels cũng sở hữu và điều hành 4.100 khách sạn tại 95 quốc gia với số nhân viên lên đến 240.000 nhân viên.
Tập đoàn Vingroup
VinGroup là Tập đoàn phát triển nổi trội trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng với thương hiệu VinPearl. Ngoài ra, Vinpearl còn sở hữu hệ sinh thái tiện nghi trong một gồm chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng, công viên giải trí, sân golf, ẩm thực,v.v…
Wyndham Hotel Group (WHG)
Wyndham Hotel Group là một trong các công ty quản lý khách sạn lớn nhất của Mỹ với hệ thống gần 9.000 khách sạn và khoảng 800.000 phòng tại 80 quốc gia và hơn 50 triệu khách hàng trung thành hằng năm.
06. Lương và thu nhập cho người làm nghề đầu bếp
Mức lương của người làm nghề đầu bếp sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như bề dày kinh nghiệm, bằng cấp, chứng chỉ, địa điểm làm việc, quy mô của nhà hàng hoặc khách sạn.
Mức lương trung bình của đầu bếp tại Việt Nam hiện nay dao động trong khoảng 8 – 10 triệu/tháng tại các nhà hàng nhỏ và từ 15 – 20 triệu/tháng trong các nhà hàng lớn. Ở vị trí bếp trưởng tại khách sạn cao cấp, mức lương của đầu bếp sẽ lên tới 30 – 40 triệu/tháng. Tại Úc, mức lương trung bình của đầu bếp dao động trong khoảng 35.000 – 60.000 AUD/năm (tương đương với 595 triệu đến hơn 1 tỷ VNĐ).
AZ có viết 1 bài rất chi tiết về mức lương đầu bếp trong năm nay. Bạn hãy tham khảo tại link này nhé
07. Học đầu bếp ở đâu uy tín hiện nay ?
Để nâng cấp kỹ năng chuyên môn trong nghề đầu bếp, bạn có thể đăng ký tham gia các khóa học tại các trường đào tạo uy tín trên thị trường hiện nay:
Trường hướng nghiệp Á Âu
Hướng nghiệp Á Âu là một trong những trường dạy nấu ăn lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc. Trường dạy nấu ăn Á Âu có đào tạo tất cả các lĩnh vực thuộc ngành bếp từ bếp Á đến bếp Âu. Ngoài ra, các học viên còn được trải nghiệm làm việc trong môi trường thực tế để nâng cao tay nghề một cách nhanh chóng.
Học viện AZ Careers & Training
AZ Careers & Training là Học viện đầu tiên tại Việt Nam có đào tạo chuyên ngành Quản lý Nhà hàng Khách sạn và Ẩm thực theo tiêu chuẩn Thụy Sĩ. Học viện đã có kinh nghiệm cung ứng nhân lực đi làm việc tại các Tập đoàn Khách sạn hàng đầu Thế giới như Marriott, Park Hyatt, Accor, Ritz – Carlton, Thompson.
Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ Quản lý Nhà Hàng Khách Sạn, chứng chỉ Ẩm thực Quốc tế do trường LA XENIA International Institute of Switzerland cấp có giá trị toàn cầu. Ngoài ra, AZ Careers & Training còn hỗ trợ nhu cầu làm việc và định cư nước ngoài như Úc, Canada, Mỹ, Thụy Sĩ… với nghề bếp
Vì vậy, học viện này là nơi lý tưởng để bắt đầu nếu bạn muốn làm việc tại các nhà hàng cao cấp trong nước hoặc làm việc – định cư nước ngoài với ngành bếp/ẩm thực
Trường dạy nghề NetSpace
Trường NetSpace được thành lập từ năm 2010 và nổi tiếng với cơ sở vật chất hiện đại. Sau khi học, các học viên sẽ có kiến thức nấu ăn từ cơ bản đến chuyên sâu. Học viên cũng sẽ có cơ làm việc tại các nhà hàng 5 sao hay làm đầu bếp ở nước ngoài.
Trường Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn
Trường thiết kế chương trình dạy nghề bếp với giáo trình cô đọng và dành nhiều thời gian cho việc thực hành.
Ngoài các món Á, trường còn dạy các món u và cách pha chế đồ uống. Chương trình dạy ở trường Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn phù hợp với những người có định hướng trở thành đầu bếp chuyên nghiệp.
AZ Careers & Training có viết một bài rất chi tiết chia sẻ về nơi học nghề đầu bếp chất lượng cao, bạn hãy tham khảo tại link này nhé
08. Các chứng chỉ, giải thưởng trong ngành bếp
Các chứng chỉ và giải thưởng được xem như tấm vé thông hành cho con đường nấu ăn chuyên nghiệp của các đầu bếp. Một số chứng chỉ quốc tế quan trọng nhất có thể kể đến:
- Chứng chỉ Chef de Cuisine (CDC): Đây là chứng chỉ cao cấp dành cho người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về nấu ăn.
- Chứng chỉ Sommelier: Đây là chứng chỉ cho những người có kiến thức chuyên sâu về rượu vang.
- Chứng chỉ Đại sứ bánh: Đây là chứng chỉ dành cho những người có kiến thức về bánh kẹo.
- Giải thưởng Michelin: Đây là một trong những giải thưởng danh giá nhất trong ngành bếp và chỉ được trao cho các nhà hàng chất lượng cao.
- Giải thưởng World’s 50 Best Restaurants: Đây là giải thưởng được trao hàng năm cho những nhà hàng xuất sắc trên thế giới.
Tại Việt Nam hiện nay cũng có một số chứng chỉ nghề bếp quan trọng giúp bạn làm việc trong nước hoặc quốc tế như:
- Chứng chỉ ẩm thực Thụy Sĩ về bếp nóng/bếp bánh
- Chứng chỉ III nghề bếp – Điều kiện quan trọng giúp bạn làm việc và định cư Úc với nghề bếp.
- Các loại chứng chỉ do Tổng Cục Giáo dục Nghề Nghiệp Việt Nam cấp và có giá trị nội địa.
Tham khảo bài viết :
Các chứng chỉ đầu bếp phổ biến tại Việt Nam hiện nay
09. Các sự kiện liên quan đến nghề đầu bếp.
- Sự kiện “Rạng danh nghề bếp”: Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trên hành trình Nestlé Việt Nam và nhãn hàng Maggi Professional đồng hành cùng ngành bếp Việt.
- Sự kiện “Flavors Việt Nam”: Đây là sự kiện thường niên do Vietcetera và Mastercard tổ chức. Sự kiện gồm các hoạt động ẩm thực diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với mục tiêu thúc đẩy ngành F&B địa phương.
- Sự kiện “Bùng cháy đam mê – Chinh phục nghề bếp”: Sự kiện do học viện AZ Careers & Training tổ chức: AZ Careers & Training là học viện đào tạo chuyên ngành ẩm thực và thường xuyên tổ chức các sự kiện hàng năm liên quan đến hướng nghiệp và đào tạo ngành bếp trong nước và quốc tế.
- Hội thảo visa 482 về làm việc và định cư Úc với ngành bếp tổ chức vào 02/04/2023 tại Khách sạn Tân Sơn Nhất Pavillon, 202 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Chi tiết bạn có thể liên hệ hotline 1900 988 978 nhé
10. Các cuốn sách kinh điển mà bạn có thể tham khảo về ngành đầu bếp
AZ Careers & Training xin giới thiệu đến bạn các đầu sách kinh điển về nghề bếp:
- “Mastering the Art of French Cooking” của Julia Child, Simone Beck và Louisette Bertholle: Sách được xem là một trong những cuốn sách kinh điển về các món ăn Pháp với hơn 7.800 lượt đánh giá trên Amazon.
- “The Professional Chef” của Trường Nghệ Thuật Ẩm Thực Hoa Kỳ: Đây là tài liệu học thực hành chuyên sâu về nghề đầu bếp và được xem như một trong những cuốn sách “gối đầu giường” của các đầu bếp.
- “Larousse Gastronomique” của Prosper Montagné: Sách chia sẻ chuyên sâu công thức chế biến và kỹ thuật nấu ăn. Sách được xem là một trong những cuốn bách khoa toàn thư về ẩm thực Pháp.
- “The Silver Spoon” của Phaidon Press: Đây là cuốn sách tổng hợp 2000 công thức nấu ăn được rút ra từ khắp nước Ý. Sách được xuất bản lần đầu năm 1950 và đã trải qua 11 lần xuất bản.
- “Escoffier: The Guide to the Art of Modern Cookery” của Auguste Escoffier: Đây là tài liệu tham khảo về các công thức nấu ăn của Escoffier khi ông làm việc tại các khách sạn Savoy, Ritz và Carlton. Đây là một trong số ít những cuốn sách kinh điển mà đến giờ vẫn còn được in.
11. Đôi lời từ AZ Careers & Training
Nghề đầu bếp đòi hỏi sự đam mê, tính kiên nhẫn và tỉ mỉ nhưng cơ hội việc làm trong nước và quốc tế là vô cùng lớn. AZ Careers & Training hy vọng với các thông tin ở trên, bạn đã hiểu hơn về nghề đầu bếp và tiềm năng của nghề này