Cách phân biệt các loại Bánh Âu, bạn đã biết chưa?
- 13/02/2023
- Đăng bởi: Học viện AZ
- Mục: Kiến thức ẩm thực
Bánh Âu là món ăn tráng miệng được yêu thích trong các bữa tiệc hay đơn giản thưởng thức tại nhà. Các loại bánh này đa dạng từ hình thức, hương vị và cách nướng và nguyên liệu.
Cùng AZ tìm hiểu cụ thể hơn về nguồn gốc cũng như tên gọi của các loại bánh thơm ngon nức tiếng này qua bài viết sau nhé.
1. Giới thiệu về bánh Âu?
Bánh Âu hay còn được gọi là Cake hay Pastry, là các loại bánh có nguyên liệu chính là bột mì và được nướng trong lò nướng. Bánh ngọt có nguồn gốc từ phương Tây, sau đó đến Mỹ, chứ không phải có nguồn gốc từ Pháp như nhiều người hay nhầm lẫn.
Bánh Âu “gia nhập” vào Việt Nam không rõ khi nào, có thể từ lúc Pháp thuộc đến khi nổ ra cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thời điểm này là lúc nhiều người phương Tây đến sinh sống và làm ra những loại bánh ngon. Trước đó, nhiều loại bánh phương Tây đã xuất hiện tại những cuộc họp chính trị, giao thương, sự kiện quan trọng của triều đình, là một món quen thuộc trong các bữa tiệc.
Bánh Âu là món tráng miệng yêu thích của nhiều thực khách
2. Các loại bánh Âu phổ biến
Bánh Âu là tên gọi chung cho các loại bánh ngọt chứa hàm lượng chất béo
Tên gọi chung cho những loại bánh ngọt mang hàm lượng chất béo, độ ngọt cao nhất đối với các loại bánh nướng lò là cake/ bánh gato/…. Đây là loại bánh đòi hỏi sự chính xác trong tỉ lệ nguyên liệu. Cake đơn giản với bột, bơ, trứng, sữa ở Việt Nam có thể gọi là bông lan hoặc bánh gato. Nó sẽ mềm, xốp, nhiều hương vị và nhiều hình dạng.
2.1 Bánh mì
Bánh mì là cái tên đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến khi nhắc tới các loại bánh Âu. Tùy thuộc vào nguyên liệu, cách làm mà bánh mì được chia thành hai loại sau:
- Lean yeast bread (Bánh mì thường): được làm từ hai nguyên liệu chính là bột mì và nước. Ngoài ra, bánh mì thường còn chia thành hai loại nhỏ là bánh mì có sử dụng men và không dùng men khi ủ bánh.
- Rich yeast bread (Bánh mì “ngọt”): Ngoài bột mì và nước, nguyên liệu làm bánh mì ngọt còn gồm đường, chất béo, sữa và bột sữa. Vì vậy, bánh không chỉ có thêm vị ngọt nhẹ mà còn có hương thơm hấp dẫn hơn nhiều.
Bánh mì là một loại bánh phổ biến, được dùng nhiều trong các bữa ăn thường ngày
2.2 Bánh mì nhanh (Quick bread)
Bánh mì nhanh khá giống với bánh mì ngọt về phần nguyên liệu như: bột mì, đường, chất béo, sữa nhưng lại khác nhau quá trình lên men. Thay vì trải qua sự lên men, bánh mì nhanh lại được sử dụng chất tạo nở để chúng nở “nhanh” hơn. Chính điều này sẽ giúp bánh mì này mềm hơn.
Trong bánh mì nhanh (quick breads) sẽ có gồm một số loại bánh sau:
Muffins
Chiếc bánh này có hình dạng tựa chiếc cốc, phần bánh có thể để trong cốc giấy nhỏ hoặc không.
Scone
Đây vừa là bánh mì ngọt vừa là món tráng miệng quen thuộc thường thấy trong các bữa tiệc trà chiều ở châu Âu, nhất là tại nước Anh. Bánh Scone có hình thức giống chiếc nón và hình tam giác bẹt, thường ăn kèm với clotted cream và mứt.
Loaf
Loại bánh này có dạng hình khối chữ nhật, tạo hình thành một ổ bánh lớn và bạn có thể thêm nguyên liệu mặn hoặc ngọt tùy ý thích rồi đem nướng lên. Khi ăn, bạn sẽ cắt bánh Loaf thành từng lát, phết mứt ăn kèm.
Bánh Loaf là một ổ bánh lớn, cắt thành lát quết thêm bơ hoặc mứt để tăng hương vị thơm ngon khi thưởng thức
2.3 Bánh không dùng lò nướng
Thay vì dùng lò nướng, những loại bánh này sẽ được rán bằng chất béo để làm chín. Dưới đây là những loại bánh Âu được chế biến không cần dùng lò nướng:
Doughnuts (donut)
Là loại bánh ngọt có dạng hình tròn giống một bánh xe, được rán trong ngập dầu. Bánh được trang trí thêm một lớp đường, socola, kẹo,… lên bề mặt để trông hấp dẫn và ngon hơn. Bánh donut là vừa là món tráng miệng vừa là món bánh ngọt ăn vặt phổ biến.
Bánh Donut hấp dẫn với cách trang trí đầy màu sắc
Pancake
Là bánh thường dùng trong bữa sáng, ăn kèm với bơ, trái cây, kem tươi và maple syrup (siro của cây lá phong). Bánh có hình dẹt và mỏng, được làm chín bằng cách rán chảo, chỉ cần phết phết một lớp dầu/bơ mỏng lên mặt chảo, rồi cho bột bánh vào rán.
Crepe
Loại bánh này khá giống pancake nhưng lại mỏng hơn rất nhiều. Bánh crepe có nguồn gốc từ châu Âu, được làm từ bột mì (có thể dùng bột lúa mạch), trứng, bột, sữa,… được trộn vào nhau làm phần vỏ bánh mỏng, mềm và ngon hơn. Bánh crepe thường ăn kèm với các loại mứt quả, kem tươi, siro,…
Fritters
Bánh sử dụng các nguyên liệu như rau củ, thịt, hải sản, trái cây, được tẩm bột sau đó đem đi rán ngập dầu để bánh giòn hơn. Bánh có vị mặn hoặc ngọt tùy vào nguyên liệu mà bạn dùng.
2.4 Bánh Pie và bánh Tart
Pie
Là những loại bánh nướng với lớp vỏ bánh bao phủ một phần hoặc toàn bộ phần nhân với các nguyên liệu khác nhau từ ngọt đến mặn. Bột để làm vỏ bánh pie được chia thành 2 phần, 1 phần cán mỏng để làm đế bánh rồi xếp nhân bên trong, phần còn lại cũng cán mỏng nhưng để phủ lên phí trên bánh, gắn kín các mép bánh và xiên lỗ để thoát phần khí khi nướng bánh.
Bánh Pie với hai lớp vỏ ngoài giòn và phần nhân hấp dẫn
Tart
Là dạng đặc biệt của bánh pie có phần nhân nằm bên trong nhưng không có phần vỏ bánh phủ phía trên. Bánh được làm theo tỉ lệ bột mì : chất béo là 2:1.
2.5 Bánh bông lan
Là các loại bánh có lượng chất béo lẫn độ ngọt cao nhất trong những loại bánh nướng lò. quá trình làm bánh bông lan cần sự chính xác cao trong việc cân đo tỷ lệ nguyên liệu. Bánh đa dạng về hương vị, hình dạng lại rất mềm và xốp.
Dưới đây là một vài loại bánh bông lan phổ biến:
Cupcake
Là loại bánh nướng nhỏ, trọng lượng nhẹ, thường được đặt trong chiếc cup giấy xinh xắn. Bánh được phủ lên một lớp bông kem dày ở trên mặt bánh và trang trí bằng nhiều nguyên liệu/topping khác nhau.
Chiffon
Là bánh bông lan được áp dụng phương pháp tách trứng khi làm bánh. Khi dùng phương pháp này, tỷ lệ đường với bột sẽ bằng tỷ lệ trứng để làm ra một chiếc bánh Chiffon mềm mịn, độ ẩm vừa phải và có độ dai nhờ có dầu ăn trong bánh. quá trình chuẩn bị nguyên liệu và cách làm bánh đòi hỏi sự cẩn thận tuyệt đối.
Bánh Chiffon là loại bánh bông lan đòi hỏi sự tỉ mỉ khi làm bánh
Devil food
Là loại bánh sử dụng bơ, có kết cấu là nhiều lớp chocolate xếp lên nhau và phần nhân bánh thường là kem tươi trắng ngần hoặc sốt chocolate tan chảy. Bánh có hương vị ngọt đậm đà thông qua phần bánh có màu đen đỏ đã tạo nên nét khác biệt với món bánh “thiên thần” trắng như bông.
Angel food
Bánh này làm bằng lòng trắng trứng đánh bông lên và rất ít bột. Vì bánh không dùng lòng đỏ trứng nên rất hợp cho những ai bị bệnh mỡ trong máu. Vì bánh trắng như bông trái ngược với màu đen của bánh “ác quỷ” nên có tên gọi là bánh “thiên thần”.
Pound cake
Đây là loại bánh đầu tiên mà bất kỳ người mới học làm bánh đều thực hành vì tỷ lệ nguyên liệu khi làm bánh đều là 1 là: 1 bột : 1 trứng : 1 bơ : 1 đường. Tuy nhiên bánh lại khá khô, xốp và đặc hơn, nên thường được ăn kèm với mứt trái cây, syrup hoặc trái cây tươi để bánh bớt khô.
Cheesecake
Lớp nhân của bánh được làm từ phô mai tươi tạo nên hương vị béo ngậy hấp dẫn đặc trưng của bánh. Bánh có sự hòa quyện hoàn hảo giữa phô mai tươi, kem, sữa với trứng. Đây chính là món bánh tráng miệng nhận được nhiều sự yêu thích bởi lớp phô mai béo, thơm lừng và ngọt ngào.
Cheesecake nổi bật với lớp phô mai béo ngậy và ngọt ngào
2.6 Bánh Cookies
Có loại bánh cookie sẽ được làm từ hỗn hợp tương tự với cake, tuy nhiên phần lớn cookie sẽ có hàm lượng nước thấp hơn trong thành phần. Có rất nhiều loại cookie từ mềm, ẩm, giòn, khô, dai, xốp đến cứng.
Từ cookie có nghĩa là “bánh nhỏ – small cake”. Có loại cookie được làm từ hỗn hợp bột khá giống như với cake, nhưng trong phần lớn trường hợp, cookie có hàm lượng nước thấp.
Bánh Cookies có rất nhiều loại
3. Các lưu ý khi làm bánh Âu
3.1 Về nguyên liệu
Bạn nên chọn những loại nguyên liệu tươi và chất lượng nhất để làm ánh. Không được dùng những nguyên hết hạn hay bị hư hỏng. Một số loại bột nở hay men nở nếu để trong thời gian dài sẽ không còn công dụng như lúc đầu. Với những loại bánh phải sử dụng nhiều bơ như pound cake, bạn nên chọn loại bơ tốt nhất sẽ giúp bánh ngon và mịn hơn.
3.2 Quy trình trộn bột
Trong lúc trộn bột, bạn nên sử dụng phới dẹt vét thành âu để hỗn hợp bột được trộn đều hơn. Với những loại bánh dùng bột nở, sau khi đã trộn bột nở với nước không nên trộn lần nữa.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế trộn hỗn hợp bột đến khi bột mịn bởi sẽ làm cho bánh bị cứng, phần mặt bánh dễ bị nứt và có nhiều lỗ rỗng ở trong bánh hơn. Sau khi trộn bột xong, bạn nên đem bánh đi nướng liền. Bánh để lâu sẽ ảnh hưởng đến độ nở và hương vị của bánh…
Quy trình trộn bột sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bánh
3.3 Về vị trí đặt khay nướng
Thông thường, những loại bánh đều được ở vị trí khay nướng đặt giữa lò. Khi nướng bánh, bạn không nên thay đổi vị trí của vỉ nướng vì khi nếu bạn liên tục, sẽ tạo ra một lực tác động khi cầm khuôn ra. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc đang nở của bánh khi nướng.
3.4 Về nhiệt độ khi nướng bánh
Mỗi lò nướng sẽ có nhiệt độ khác nhau và thay đổi theo thời gian. Do đó, bạn phải xác định chính xác nhiệt độ của lòng nướng đang sử dụng để đạt yêu cầu khi nướng bánh. Bạn có thể mua thêm một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ lò nướng khi cần.
Nhiệt độ phù hợp sẽ giúp tạo nên những chiếc bánh thơm ngon, không bị cháy xém
3.5 Lưu ý về nhiệt độ của bơ
Nhiệt độ của bơ cũng ảnh hưởng nhiều đến việc tạo nên một mẻ bánh ngon. Nếu bạn làm bánh quy hoặc bánh ngọt, bơ nên để ở nhiệt độ phòng để bánh có thể đạt độ nở như mong muốn. Còn với những loại bánh có vỏ ngoài giòn như bánh mì phải để bơ ở nhiệt độ lạnh để vỏ bánh có độ giòn.
Nhiệt độ của bơ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của bánh
3.7 Tận dụng ngăn đá hoặc tủ đông lạnh
Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia làm bánh, bạn nên chuẩn bị sẵn dư ra một lượng bột bánh, rồi để phần bột đó vào ngăn đá hoặc tủ đông. Khi cần làm bánh, bạn chỉ cần lấy phần bột đó ra làm là được. Điều này vừa tiết kiệm thời gian lại còn giữ nguyên được chất lượng lẫn hương vị của bánh.
4. Các khóa học làm bánh Âu
4.1 Khóa học làm bánh Âu tại AZ Careers & Training
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị chuyên đào tạo về làm bánh Âu, học viện AZ Careers & Training là một sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn có thể cân nhắc. Đây là Học viện đầu tiên tại Việt Nam có đào tạo chuyên ngành Quản lý Nhà hàng Khách sạn và Ẩm thực theo tiêu chuẩn Thụy Sỹ.
Những chiếc bánh Âu trong buổi buffet bánh do giảng viên và học viên tại AZ CAREERS & TRAINING cùng nhau làm
Khóa học ở AZ sẽ là cơ hội để bạn có thể học thêm nhiều kỹ thuật làm bánh tuyệt vời từ những đầu bếp hàng đầu. Trong khóa học, bạn được học thêm nhiều kiến thức về các loại bánh, cách làm mà còn được biết thêm về các quy định khi làm trong ngành bếp hay rộng hơn là ngành nhà hàng khách sạn. Ngoài ra, trường còn có cơ sở hiện đại, không gian phòng bếp rộng đầy đủ tiện nghi để các học viên tự do sáng tạo, chế biến các món ăn đa dạng.
Học viên được đào tạo và tự do sáng tạo khi làm bánh tại AZ CAREERS & TRAINING
Sau khi kết thúc khóa học, bạn sẽ cấp chứng chỉ quốc tế và có cơ hội được AZ hỗ trợ thực tập tại các tập đoàn khách sạn lớn như Marriott, Park Hyatt, Accor,… Đặc biệt, AZ Careers & Training còn là đơn vị duy nhất ở Việt Nam cung cung cấp quy trình đánh Skills Assessment (SA) và chứng chỉ Cert III có giá trị toàn cầu, thích hợp cho các học viên có nhu cầu làm việc và định cư tại Úc
Khóa học làm bánh Âu tại AZ Careers & Training bạn có thể tham khảo :
4.2 Khóa học làm bánh tại Trung tâm đào tạo Hướng Nghiệp Á Âu
Hướng Nghiệp Á Âu là một trong những đơn vị đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn. Tại đây, học viên có thể lựa chọn nhiều khóa học về nghề bếp khác nhau như: pha chế, bếp nóng, bếp bánh hay các lớp học chọn theo yêu cầu. Tùy thuộc vào chương trình học mà thời gian đào tạo sẽ kéo dài từ 3 – 6 tháng. Khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ nhận được chứng chỉ nghiệp vụ bếp trưởng từ Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp.
Hướng nghiệp Á Âu cũng là một địa điểm học làm bánh chất lượng
Trên đây là những thông tin chi tiết về bánh Âu cũng như tên gọi và cách phân biệt bánh. Hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về từng loại bánh cũng như đặc điểm riêng của chúng. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc đang tìm thông tin về khóa học làm bánh, hãy liên hệ ngay tới AZ Careers & Training qua Hotline: 1900 866 672 nhé!